Thám tử tư vào tận trụ sở công an tìm cách ‘moi thông tin’ để chạy án
Ngày 14.3, UBND xã Đăk Hà (H.Tu Mơ Rông, Kon Tum) cho biết, cơ quan chức năng trên địa bàn vừa phát hiện và giúp đỡ một người đàn ông đi lạc hơn 200 km trở về với gia đình.Trước đó, ngày 12.3, qua công tác trinh sát, nắm địa bàn, Công an xã Đăk Hà phát hiện người đàn ông cao tuổi lạc đường. Thời điểm này tại H.Tu Mơ Rông có mưa phùn, thời tiết khá lạnh. Người đàn ông có biểu hiện hạ thân nhiệt, mệt mỏi, đói lả và hoảng loạn.Ngay sau đó, Công an xã Đăk Hà đưa người này về trụ sở cho ăn uống, nghỉ ngơi và trấn an tinh thần. Qua xác minh, cơ quan công an xác định người đàn ông tên R.T (67 tuổi, trú tại thôn Plei Brieeng, xã Ia Phang, H.Chư Pưh (Gia Lai). Công an xã Đăk Hà liên hệ với Công an xã Ia Phang để xác nhận thông tin, phối hợp với gia đình đưa ông R.T trở về nhà an toàn.Theo gia đình, ông R.T có vấn đề về tâm thần. Ngày 8.3, sau khi rời khỏi nhà, ông R.T đi lạc dọc QL14, qua nhiều huyện thuộc 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum trước khi đến H.Tu Mơ Rông. Tổng quãng đường ông R.T đã đi lạc gần 200 km.Các đội đại diện Việt Nam lên đường dự giải AIES Robot Sports châu Á
Với phương châm "sống xanh, ăn sạch", chị Dương đã xây dựng một mô hình vườn sân thượng không chỉ đẹp mắt mà còn hoàn toàn tự cung, tự cấp. Những loại cây trái như cóc, lựu đặc biệt phát triển mạnh mẽ, cho quả sai trĩu quanh năm. Để có được thành quả này, chị Dương chia sẻ rằng việc chăm sóc và sử dụng phân bón hữu cơ là một yếu tố quan trọng."Mỗi khi về quê, mình lại mang theo vài bao phân bò, kết hợp với phân chuồng từ đàn bồ câu để bón cho cây. Mình chỉ sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục trước khi bón, để cây có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách hiệu quả", chị Dương chia sẻ. Quy trình này giúp giảm thiểu việc sử dụng phân hóa học, đồng thời bảo vệ sức khỏe của gia đình.Ngoài việc chăm sóc thường xuyên, chị Dương còn đặc biệt chú trọng đến việc xử lý phân hữu cơ. Phân bò sau khi được mang về sẽ ủ hoai mục trong thùng kín khoảng 20 ngày. Quá trình này giúp phân phân hủy hoàn toàn, loại bỏ mùi hôi và trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây trồng.Chị Dương cũng tận dụng phân từ đàn bồ câu, tuy nhiên loại này cần được xử lý kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Ngoài ra, chị Dương còn sử dụng các loại phân bón tự chế từ vỏ trứng, vỏ chuối và lá cây mục để bổ sung thêm khoáng chất, vitamin cho cây. Các loại phân bón này giúp cải tạo đất, tăng cường vi sinh vật có lợi, tạo một môi trường sống lý tưởng cho cây cối phát triển.Để cây phát triển đều đặn và khỏe mạnh, chị Dương bón phân hữu cơ cho vườn ba tháng một lần. Cùng với đó, việc tưới nước đều đặn ngày 2 lần cũng rất quan trọng.Hai con của chị Dương rất thích lên sân thượng chơi, cùng mẹ tưới cây, ngắm đàn bồ câu bay. "Khu vườn còn là nơi mình giải tỏa căng thẳng, ngắm cây phát triển từng ngày khiến lòng thấy vui hơn", chị Dương nói.Một trong những lợi ích nổi bật từ khu vườn của chị Dương là gia đình chị ít khi phải mua các loại rau gia vị như: ngò, rau thơm, hay gừng... "Tất cả những loại rau gia vị này đều có sẵn trong vườn suốt năm", chị Dương vui vẻ chia sẻ. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, việc tự trồng rau gia vị cũng đảm bảo chất lượng sạch sẽ, không lo hóa chất, mang lại hương vị thơm ngon cho các món ăn.Chị Dương cho biết khu vườn không chỉ là niềm đam mê mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho gia đình. "Với những trái cây sạch và rau củ tươi ngon từ vườn, gia đình mình không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn bảo vệ sức khỏe, hạn chế thực phẩm có hóa chất", chị Dương chia sẻ.Chị Dương hy vọng rằng, qua câu chuyện của mình, sẽ có thêm nhiều người làm vườn sân thượng để tạo ra những không gian sống xanh, sạch, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Học thiết kế, kiến trúc trong thời AI có cần năng khiếu?
Sau vài năm, khối u ở “cậu nhỏ” phát triển đến mức một bác sĩ ở Lyon tuyên bố rằng không còn cách nào khác ngoài việc cắt bỏ “cậu nhỏ” của bệnh nhân. Ông bảo hoặc là cắt hoặc rất có thể anh sẽ chết vì ung thư, tờ Frenchblue đưa tin.
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Xịt lành thương HemaCut Spray - Chuyên gia chữa lành vết thương đã có mặt tại Rejuvaskin
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.